Linh kiện và thiết bị điện tử đóng vai trò quan trọng, xây dựng mạng lưới điện, các máy móc công nghiệp có tính ứng dụng cao. Để ổn định dòng, nhiều thiết bị như tụ bù, ổn áp được phát triển, hỗ trợ hệ thống lưới điện. Tụ bù công suất được sử dụng trong nhiều hệ thống, có tính ứng dụng cao.
Tuy nhiên, có khá ít người hiểu tụ bù công suất là gì? Đặc điểm bản chất của tụ bù như thế nào? Bạn đọc quan tâm hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tụ bù công suất và những thông bị quan trọng về thiết bị này, để sử dụng hiệu quả.
Tụ bù công suất là gì?
Tụ bù công suất là một hệ gồm có hai vật dẫn được đặt gần nhau, nhưng chúng không đặt liền kề mà được đặt ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi cách điện. Tụ bù có tác dụng trong việc tích và phóng điện trong mạch điện.
Điện dung chính là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một mức hiệu điện thế nhất định. Điện dung được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ và và hiệu điện thế giữa hai bản dây của nó. Công thức cụ thể là:
C = Q/U
Trong đó: C: Điện dung của tụ điện (F)
Q: Điện tích trên tụ điện (C)
U: Hiệu điện thế (V)
Trong một hệ thống điện thì tụ bù điện được sử dụng cho mục đình là bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ, nhờ đó mà hoạt động của lưới điện được hiệu quả hơn và giảm được rủi ro bị phạt tiền theo quy định của ngành điện lực ban hành. Đối với các hệ thống điện khi lắp đặt tụ bù sẽ giảm và tiết kiệm được một khoản chi phí tiền điện mỗi tháng đáng kể.
Tụ bù chính là một bộ phận quan trọng trong tủ điện bù công suất phản kháng. Ngoài ra, tủ điện bù này muốn hoạt động hiệu quả và công suất thì còn phải có thể những thiết bị, bộ phận khác kết hợp kèm như bộ điều khiển tụ bù, khởi động từ, aptomat, đồng hồ đo, cuộn kháng lọc sóng hài,…
Tụ bù còn được gọi là tụ bù điện, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù công suất hoặc tụ bù Cos Phi.
Cấu tạo tụ điện công suất
Tụ bù thông thường sẽ có cấu tạo gồm 2 bản cực được làm từ các lá nhôm dài và đặt cách nhau bởi một lớp điện môi cách điện làm bằng giấy ngâm dung dịch cách điện.
Sau đó toàn bộ tụ bù này sẽ được cố định trong một bình hàn kín, chỉ để hai đầu của 2 bản cực lộ ra ngoài mà thôi.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị bù công suất
Tụ bù điện được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện công nghiệp hiện nay, mang lại lợi ích kinh tế. Cụ thể, cách hoạt động của tụ bù sẽ được hiểu như sau:
- Công suất truyền từ nguồn đến tải sẽ có 2 loại: công suất có ích và công suất phản kháng. Trong đó, công suất phản kháng là phần tiêu hao, lãng phí điện năng. Còn phần công suất có ích sinh ra công năng để thiết bị hoạt động.
- Tụ bù công suất phản kháng sẽ làm tăng hệ số cosφ, làm bù lại phần công suất lãng phí trong quá trình chuyển hóa điện năng thành dạng năng lượng khác.
- Khi sử dụng tụ điện bù năng lượng công suất phản kháng, giúp công suất có ích tăng lên. Thiết bị tụ bù gồm nhiều bước được điều khiển bằng contactor. Việc mở tất cả các contactor sẽ khiến công suất của lưới điện tăng lên.
Tụ có thể được điều khiển bằng tay hoặc tự động. Ngoài ra, tụ có thể sử dụng cuộn cảm kháng để giảm sóng hài, thiết kế quạt thông gió làm mát tụ.
Phân loại tụ bù công suất hiện có trên thị trường
Thiết bị bù công suất phản kháng được sử dụng để nâng cao hiệu suất chuyển hóa của điện năng, giảm lãng phí công suất và làm mát dây dẫn. Với những tính năng hữu ích này, tụ được phân thành nhiều loại, ứng dụng đa dạng trong hệ thống.
Phân thành 2 loại theo điện áp:
- Tụ bù tiết kiệm điện áp 1 pha: sử dụng cho điện áp 220V, 250V lưới điện dân dụng.
- Tụ bù tiết kiệm điện áp 3 pha: sử dụng cho điện áp 230V, 380V, 400V… có công suất lớn và lắp đặt cho thiết bị điện công nghiệp.
Phân loại tụ theo cấu tạo:
- Tụ bù khô có hình tròn dài, nhỏ gọn và dễ lắp đặt. Ứng dụng tụ khô cho hệ thống có công suất nhỏ.
- Tụ bù dầu có hình dạng chữ nhật, độ bền cao được sử dụng cho nhiều hệ thống điện có công suất cao.
Cách sử dụng tụ bù hiệu quả an toàn
Vậy, người dùng nên sử dụng tụ bù như thế nào để mang lại hiệu quả? Người dùng cần biết cách chọn tụ phù hợp để sử dụng an toàn, đạt hiệu suất cao.
- Khi lắp đặt trực tiếp cho hệ thống điện song song nên dùng tụ tự động nhiều cấp.
- Tùy vào nhu cầu bù điện, đặc điểm hệ thống, công suất mà chọn tụ phù hợp.
- Nên lắp đặt tụ bù tại các phần tử tiêu thụ điện tương ứng. Điều này sẽ giúp bù điện và công suất phản kháng hiệu quả hơn.
- Sử dụng tụ chính hãng, xem xét tính năng có phù hợp với hệ thống điện hay không.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất:
- Lịch cúp điện Bình Dương 17/6 – 23/6/2021
- Đèn LED ốp trần là gì? Cấu tạo và ứng dụng trong đời sống
- Cầu chì ống là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng
- Hướng dẫn quét mã QR trên smartphone
- Top 5 loại dây điện trong nhà tốt và phổ biến nhất hiện nay
- Hướng dẫn cách đấu khởi động từ chi tiết, chuyên nghiệp
- Bí quyết chọn lựa dây cáp điện trong xây dựng
- Thông báo nghỉ tết Nguyên Đán 2021