Bên cạnh các thiết bị thông dụng như đèn điện, quạt điện,… thì các thiết bị điện giúp đảm bảo an toàn điện cũng dành được sự quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng. Do vậy ở bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi khám phá thiết bị bảo vệ mạch điện CB cóc, hiểu rõ hơn CB cóc là gì?
CB cóc là gì?
CB cóc hay còn gọi là cầu dao ngắt mạch tự động, có vai trò quan trọng giúp bảo vệ cho hệ thống điện trong nhà bạn. Nó hoạt động như một cầu dao tự động giúp ngắt mạch khi dòng điện vượt quá mức cho phép, bảo vệ thiết bị điện khỏi quá tải và cháy nổ. Nhờ đặc tính ít tạo ra mô ve (tia lửa điện) nên CB cóc có độ bền cao và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Do đó đây là thiết bị thường được dùng thay thế cho công tắc điện hay cầu dao điện trong các trường hợp tải tiêu thụ lớn như Máy bơm nước, bình nóng lạnh, bếp điện, điều hòa,…
Lưu ý: CB cóc không có tác dụng chống điện giật.
Các thông số của CB cóc
Điện áp định mức (A) | Từ 6A đến 40A |
Dòng điện định mức (V) | 240V |
Số cực | 2 |
Dòng ngắn mạch định mức (kA) | 1.kA (6A) – 1.5kA (10-40A) |
So sánh CB cóc và MCB
CB cóc và MCB đều là thiết bị đóng cắt điện tự động, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống điện. Tuy nhiên, hai loại thiết bị này có một số điểm khác biệt về cấu tạo, chức năng và ứng dụng:
Đặc điểm | CB cóc | MCB |
Kích thước | Nhỏ gọn | Lớn hơn |
Dòng điện định mức | (6A – 40A) | (6A – 125A) |
Khả năng cắt ngắn mạch | (1.5kA – 2.5kA) | (6kA – 15kA) |
Ứng dụng | Bảo vệ các thiết bị điện gia dụng thông thường | Bảo vệ các thiết bị điện công nghiệp, nhà máy,… |
Giá thành | Rẻ hơn | Cao hơn |
Về cơ bản, bạn có thể phân biệt rõ hai thiết bị thông qua đặc tính bảo vệ dòng điện như sau.
- CB cóc chỉ có chức năng bảo vệ quá tải dòng điện
- MCB có cả hai chức năng bảo vệ quá tải và chức năng bảo vệ chập điện.
CB dùng để làm gì
- Dựa vào vào thông số kỹ thuật: CB cóc có chức năng bảo vệ hạn chế quá tải dòng điện, phù hợp để lắp ráp trong các thiết bị điện đơn lẻ như: Bình nóng lạnh, bếp điện, máy bơm nước.
- Dựa vào hình dạng: CB cóc dùng để lắp trên bề mặt nổi.
Giải thích đường đặc tính bảo vệ của át cóc
- Trường hợp 1: Khi dòng điện nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện định mức của át cóc, át cóc sẽ luôn duy trì trạng thái đóng. Dòng điện sẽ chảy qua át cóc một cách bình thường, cung cấp điện năng cho thiết bị điện được kết nối.
- Trường hợp 2: Khi dòng điện lớn hơn giá trị dòng định mức của át cóc, át cóc sẽ tự động ngắt mạch, cắt điện cho thiết bị điện được kết nối. Điều này giúp bảo vệ thiết bị điện khỏi hư hỏng do quá tải, ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ. Thời gian cắt điện phụ thuộc vào độ lớn của dòng tác động
Ví dụ: Xét trường hợp át cóc 15A (dòng định mức 15A) với dòng tác động 30A (200% dòng định mức). Dựa vào biểu đồ đường đặc tính (2 điểm màu đỏ):
- Thời gian cắt điện tối thiểu: Hơn 2 giây.
- Thời gian cắt điện tối đa: Khoảng hơn 30 giây.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất:
- Thi công điện nhà xưởng tại Bình Dương
- RCD là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động RCD
- SCADA là gì? Những điều cần biết về hệ thống giám sát SCADA
- Cầu Dao Cách Ly Là Gì? Phân Loại – Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động
- Dây dẫn điện là gì? Cấu tạo, cách phân loại, ứng dụng và những lỗi thường gặp
- Lịch cúp điện Bình Dương 17/6 – 23/6/2021
- Phụ kiện tủ điện công nghiệp và dân dụng khác nhau như thế nào?
- 9 xu hướng công nghệ trong Công nghiệp 4.0